Phong tục ăn cơm rượu tết đoan ngọ ở 3 miền

 Một trong những món ăn đặc trưng của ngày tết đoan ngọ đó chính là cơm rượu. Món ăn này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa thờ cúng, cũng như tốt cho sức khỏe. Món cơm rượu ở 3 miền lại mang những đặc trưng và nét riêng biệt khác nhau. Sau đây hãy cùng Lê Trần tìm hiểu ăn cơm rượu tết đoan ngọ có tốt không và những dưỡng chất nào có trong món ăn này.

Đôi nét về ngày tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ hay còn có tên gọi khác là tết đoan dương, tết diệt sâu bọ. Là ngày lễ được tổ chức vào mỗi mùng 5/5 (âm lịch) hằng năm. Lễ cúng bắt đầu vào giữa trưa, lúc mặt trời đã lên cao. Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm, thời tiết bắt đầu nắng nóng và dễ có dịch bệnh phát sinh. Do vậy, ông bà ta thường có tục phòng trừ bệnh tật, cũng như phát động bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng. Đồng thời trong ngày này có nhiều món ăn được chuẩn bị thịnh soạn để dâng lên các vị thần linh và gia tiên.

ăn Cơm Rượu Tết đoan Ngọ
Ăn cơm rượu để có may mắn

Một số món ăn đặc trưng ngày tết đoan ngọ

Trong dịp lễ này, tùy từng vùng miền khác nhau, từ đó mọi người sẽ có những món ăn đặc biệt khác nhau. Chẳng hạn ở miền Bắc người ta sẽ dùng các món từ thịt vịt trong khi miền Trung và miền Nam lại thích dùng bánh tro. Và các loại trái cây cũng đặc trưng ở mỗi miền khác nhau. Miền Bắc thường dùng các loại mận hoặc quả chua, còn miền Nam lại hay dùng các loại đặc trưng là ngũ quả. Ngoài ra, còn có một loại đồ uống rất thông dụng từ Bắc chí Nam, đó chính là món cơm rượu.

ăn Cơm Rượu Tết đoan Ngọ
Các món ăn ngon trong tết đoan ngọ

Vì sao chúng ta nên ăn cơm rượu tết đoan ngọ

Những dưỡng chất có trong cơm rượu

Cơm rượu là món thức uống truyền thống trong văn hóa người Việt. Được làm từ gạo nếp cái hoa hoặc nếp cẩm. Bỏ lớp vỏ trấu, chỉ giữ lại lớp cám và vỏ lụa. Có chất dinh dưỡng tốt như: Muối khoáng, Gluxit, chất xơ, Vitamin B,… cụ thể như:

  • Phòng bệnh thiếu sắt: Trong nếp có lượng sắt cao hợp cho người thiếu máu. Hơn hết, phụ nữ đang mai thai rất cần chất này để hạn chế tai biến cho mẹ và còn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nếp được lên men sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa trong dạ dày. Hạ được nồng độ cholesterol xấu, đồng thời hỗ trợ cho việc giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch: Men gạo nếp chứa hoạt chất ergosterol, lovastatin, giảm tai biến và tim mạch, tái tạo máu hiệu quả.
Cơm Rượu Tết đoan Ngọ
Cung cấp sắt cho cơ thể

Ăn cơm rượu tết đoan ngọ có tốt không

Theo quan niệm của ông bà truyền lại, cơm rượu có tính nóng và ngày 5/5 âm lịch lại là ngày cực dương. Ngày này sâu bọ, ký sinh trùng trong cơ thể phát triển mạnh, vì vậy mọi người thường ăn cơm rượu để có thể tiêu diệt các loại này. Tuy nhiên, một số người nếu cơ thể nóng thì không nên ăn các món này, vì rượu nếp có tính ẩm và ngọt. Biểu hiện của tình trạng nóng của cơ thể là: Mẩn ngứa, nổi mụn, da vàng, môi khô, căng đỏ, rêu lưỡi vàng,… Khi ăn làm cho cơ thể nóng hơn, có dị ứng và mụn nhọt, thậm chí nổi ban và chảy máu cam. Bên cạnh đó, việc giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động nhiều. Từ đó để đảm bảo sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể. 

Sự khác biệt cơm rượu ở các miền

Cơm rượu ở miền Bắc

Cơm rượu ở miền Bắc được nấu bằng gạo nếp lức hoặc nếp cẩm. Gạo khi xay nếu lên, sau đó đổ ra nia và dàn cho cơm nguội. Tiếp đến lấy men trải trên bề mặt và giã nhỏ thành bột. Khi ấy rượu lên men sẽ ngấm vào cơm và làm cho những hạt cơm căng mọng. Cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát dưới rá. Sau 2 ngày sẽ ăn được, khi ăn trộn đều với đường trắng. Món cơm rượu tết đoan ngọ miền Bắc sẽ có mùi men, vị cay của rượu và ngọt của nước đường.

Cơm Rượu Tết đoan Ngọ
Cơm rượu miền Bắc

Cơm rượu ở miền Trung

Cơm rượu ở miền Trung được xem là một món tráng miệng và giúp dễ tiêu hoa. Được làm từ phương pháp lên men cổ truyền nên lưu giữ được hương vị đặc trưng. Để có món rượu ngon cần chọn được nếp ngỗng cũ, vo sạch và ngâm nước trong vòng 8 giờ. Đem hấp nếp lần đầu trong một tấm vải màn. Và khi hạt nếp có độ trong lấy ra và nhúng vào thau nước muối pha loãng, để ráo. Tiếp đến nếp được hấp 2 lần đến độ chín hoàn toàn. Sau đó xới ra để nguội, lót tấm lá chuối vào khay và cho xôi vào. Đậy thêm tấm lá chuối và đè chặt trong khay. Giã men mịn rồi rắc lên đều trên bề mặt. Đậy nắp lại, sau 1 ngày là có thể mang ra thưởng thức. 

Cơm Rượu Miền Trung
Cơm rượu miền Trung

Cơm rượu ở Miền Nam

Ở một số tỉnh miền nam, cơm rượu nếp hay có tên gọi khác là cơm rượu. Cơm được vo tròn thành từng viên trước khi ủ lên men. Món cơm thường có nước tiết ra và cũng được pha chế thêm nước được. Nếu ăn kèm với xôi sẽ giống như món chè xôi ở miền Bắc. Ngon nhất là loại được làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Vì loại này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao nên có khả năng chống lại các loại bệnh như ung thư, tim mạch. Hơn hết trong gạo nếp chứa ít đường, có nhiều khoáng chất và Vitamin E. Ngoài ra, do có tác dụng làm ấm tỳ vị, thăng khí, trừ đờm, trừ thấp,… Nên món cơm rượu nếp dễ làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ, phấn chấn và tăng sức đề kháng.

Cơm Rượu Miền Nam
Cơm rượu miền Nam

Lời kết

Ngày đoan ngọ hằng năm là ngày lễ lớn, đồng thời biết được ăn cơm rượu tết đoan ngọ có tốt không. Nếu không ăn được cơm rượu, có thể thay thế bằng các món như: Bánh tro, thịt vịt, vải, chôm chôm, dưa hấu… Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline Heo sữa quay Đà Nẵng– Lê Trần: 0964.640.440 – 0332.999.779 

>>>Xem thêm: Tết đoan ngọ kiêng gì để tránh vận xui đeo bám

Trả lời