Cúng thí thực cô hồn là một trong những nghi thức truyền thống của người Việt Nam. Đây là hoạt động tôn giáo được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hoặc ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Nhằm tưởng nhớ, cầu nguyện và san sẻ đối với những linh hồn đã qua đời. Vậy cúng như thế nào, mâm cúng cần chuẩn bị là gì, bài cúng chuẩn nhất là bài nào, những lưu ý quan trọng khi cúng ra sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi thức này và ý nghĩa của nó.
Xem thêm
1. Cúng thí thực cô hồn là gì? Ý nghĩa cúng thí thực
Lễ cúng thí thực cô hồn là nghi thức cúng bố thí thông qua việc cúng cho những cô hồn, ngạ quỷ được hưởng thụ no đủ. Thường đối tượng được cúng thí thực là những người chết đột ngột do tai nạn, chết oan, chết do bệnh tật khi còn trẻ mà không được thờ cúng đầy đủ, đàng hoàng. Chính vì thế họ trở thành những cô hồn sống vất vưởng, bơ vơ, đói khát và không có nơi nào để nương tựa.
Những người đã khuất ấy đa phần thuộc cảnh giới thấp và còn vương vấn chốn trần gian. Chính vì thế, việc cúng thí thực ngoài ý nghĩa san sẻ, bố thí thì còn có ý nghĩa cầu siêu để họ sớm thức tỉnh được việc mình đã mất và sớm siêu thoát.

2. Cách cúng thí thực cô hồn
2.1. Mâm cúng thí thực
Mâm lễ cúng thí thực cô hồn ít hay nhiều là tuỳ vào tâm mỗi người, gia chủ có thể thêm những lễ vật khác vào nhưng phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật dưới đây
- 1 đĩa muối gạo
- 1 bình hoa cúng
- 12 cục đường thẻ
- 12 chén cháo trắng loãng hoặc 3 vắt cơm
- 3 ly nước nhỏ, 2 ngọn nến và 3 cây nhang
- Đĩa ngũ quả (gồm 5 loại trái cây khác nhau)
- Giấy tiền, vàng mã, đồ áo chúng sinh
- Mía để nguyên vỏ chặt thành khúc
- Khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bỏng ngô (có thể chọn 1 hoặc đầy đủ các món)

Nếu được, bạn có thể sắm thêm một ít quà tặng cho những người nghèo trong phạm vi gần nhà mình thì sẽ tích thêm đức và được phước vô lượng.
Có nhiều ý kiến cho rằng cúng thí thực cô hồn thì không nên cúng mặn. Nhưng thực chất chưa có điều nào chứng mình được cho định kiến ấy.
Tuỳ vào văn hoá của từng khu vực mà mâm lễ có thể chuẩn bị thêm một số món mặn khác như gà, vịt,…Đặc biệt đối với những người làm ăn, kinh doanh lớn thường chọn mua heo quay về cúng. Vì từ trước đến nay heo quay là lễ vật cúng linh thiêng có ý nghĩa.
>>> Hãy đọc bài viết này nếu là một người kinh doanh: Cách cúng khai trương mua bán đơn giản
2.2. Bài cúng thí thực cô hồn
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật cúng, việc quan trọng thứ 2 là gia chủ cần phải đọc bài cúng dưới đây để thể hiện tấm lòng và sự thành tâm của mình đối với những người khuất mặt.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả
Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…
Tín chủ con là:…. Ở tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…
Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.
Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
>>> Ngoài bài cúng thí thực còn có bài cúng mùng 1 hàng tháng bạn có thể tham khảo
2.3. Cách bày trí mâm cúng thí thực
Để chuẩn bị cho mâm cúng thí thực không yêu cầu quá cao, gia chủ chỉ cần làm theo Heo sữa quay Đà Nẵng chỉ dẫn dưới đây là đảm bảo không sai sót
Đặt lư nhang ở trước mặt bàn để làm tâm, bên cạnh lư hương đặt 2 cây nến và đĩa muối, gạo sao cho cân đối.
Đặt 3 ly nước và 3 ly rượu đằng sau lư nhang, sắp 12 chén cháo thành 2 hàng dọc theo lư hương nhang. Sau đó đặt đĩa trái cây ở phía Tây, bình hoa đặt ở phía Đông.
Tiếp theo đặt phần giấy tiền cúng gần đãi trái cây; đĩa bánh kẹo, ngô, khoai đặt gần mình hoa. Chuẩn bị thêm 6 bộ chén đũa để lên bàn để các vị thần linh chứng giám.

3. Cúng thí thực, cúng cô hồn hàng tháng lúc mấy giờ
Theo quan niệm từ trước nay, thời gian cúng thí thực cô hồn hợp lý nhất là vào ngày Rằm tháng 7 và ngày mùng 2, 16 hàng tháng. Nên tổ chức vào buổi chiều từ 17h – 19h. Bởi theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm thích hợp để những cô hồn xuất hiện để hưởng thụ lễ vật mà người trần gian cúng. Nếu cúng ban ngày họ sẽ không xuất hiện được vì ánh sáng chiếu rất mạnh, có thể khiến các vong hồn sợ hãi và hồn siêu phách tán.
Địa điểm đặt bàn thờ cúng là ở ngoài sân hoặc ngoài ban công, bạn hãy tìm hiểu về nghi thức cúng này cho phù hợp rồi tự cúng, khấn nguyện bài văn khấn theo hướng dẫn ở trên mà Heo quay Đà Nẵng đã hướng dẫn.
4. Những lưu ý khi cúng thí thực cô hồn
Khi cúng chúng ta phải tuân thủ và kiêng kỵ làm những điều ảnh hưởng đến người âm. Vì nếu phạm tội đến người âm, dù là người có thần lực hay không bạn cũng sẽ nhận lấy những tai hoạ khó lường. Dưới đây là một số lưu ý khi cúng gia chủ nên biết
- Khi cúng nếu có thể chuẩn bị 2 bàn cúng. Trong đó 1 bàn cho các loại quỷ thần có oai lực, các vị chư thiên, bàn này chỉ cần chuẩn bị hoa, nhang, đèn, trái cây, nước sạch. Bàn còn lại dành cho các cô hồn thì cần chuẩn bị thêm cháo trắng và các vật cúng ở trên heo quay Đà Nẵng đã hướng dẫn.
- Khi cúng nên mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ
- Tránh để trẻ em và người bầu lại gần mâm cúng, vì sẽ dễ bị những người khuất mặt chọc ghẹo
- Không được để vật nuôi trèo lên bàn cúng, làm đổ vỡ đồ cúng
- Tuyệt đối không được ăn đồ khi chưa cúng. Đây là việc làm xem là đắc tội với những người khuất mặt và sẽ dễ bị trách
- Chờ nhang tàn gần hết thì mang muối gạo rải 4 phương 8 hướng rồi đốt giấy tiền, vàng mã. Việc rải muối gạo có ý nghĩa đuổi những cô hồn đã đến và dùng lễ rồi nhưng vẫn không chịu đi để không vào nhà quấy phá gia chủ
- Nếu đồ cúng không sử dụng thì mang đi cho, không nên vứt bỏ gây lãng phí

5. Kết luận
Tuy không phải một lễ cúng lớn những lễ cúng thí thực cô hồn vẫn là một lễ cúng mang tính nhân văn cao. Quan trọng là khi thực hiện, gia chủ nên chuẩn bị lễ phẩm trong sạch, tâm thành kính sẻ chia, mong cho mọi loài ấm no, đọc tụng văn khấn để san sẻ bớt với những chúng sanh cứu khổ. Nếu chúng ta xem trọng người nhà và cúng tụng họ đầy đủ thì cũng nên cúng những vong hồn không có nơi nương tựa như vậy. Đây là một việc làm tốt, chúng ta sẽ không mất gì.
>>> Nếu có thờ Mẹ Quan Âm nên đọc bài viết này: Văn khấn Mẹ Quan Âm tại nhà cầu bình an