Cúng cô hồn rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt Nam. Đây được coi là khoảng thời gian mà linh hồn của những người đã qua đời trở về thăm thân nhân và bạn bè của mình. Nhưng không phải ai cũng biết cách sắm lễ vật sao cho đúng và khấn kiến như thế nào mới chuẩn. Bài viết dưới đây không chỉ dừng lại ở cách cúng cô hồn mà còn giải đáp những câu hỏi về cúng Rằm tháng 7 mà bạn không nên bỏ lỡ.
Xem thêm
1. Ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 cúng cô hồn
Cúng cô hồn tháng 7 là một văn hoá tín ngưỡng tâm linh đã có từ rất lâu đời ở nước ta, mang tính nhân văn cao. Bởi nhân gian tin rằng vào dịp này, những oan hồn, vong linh sống bơ vơ, đói rét không được ai thờ phụng, cúng kiến sẽ được “hưởng thụ và ăn uống no nê” trên dương gian. Bên cạnh đó cũng là dịp để cầu siêu, nên các cô hồn sẽ được nghe tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để ăn năn hối lỗi. Từ đó tu học để được chuyển kiếp khi về âm giới và không bị đói khát, lạc lõng nữa.
Nghi lễ này còn được coi là cách để giúp cho các linh hồn đỡ đượm buồn và đón nhận sự quan tâm của người khác trong cuộc sống.

2. Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để thực hiện nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7:
Bước 1. Chuẩn bị danh sách đồ cúng cô hồn bao gồm: Bát tràng, bát mã, bát đĩa, chén đĩa, ly, đĩa và nến.
Bước 2. Mua hoa và trái cây để sắp xếp trên bàn thờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị một số đồ ăn nho nhỏ.
Bước 3. Lau dọn và sắp xếp không gian để thực hiện nghi lễ. Bàn cúng cần được đặt ở vị trí phù hợp và trang trí bằng hoa và trái cây.
Bước 4. Chuẩn bị các bài văn khấn cho nghi lễ cúng cô hồn.
Bước 5. Đốt nến sau đó đặt trên bàn cúng.
Bước 6. Sắp xếp các đồ cúng lên bàn thờ theo từng tầng.
Bước 7. Thực hiện lễ cúng bằng cách đọc bài văn khấn, dâng hoa và trái cây, rồi châm đèn và cầu nguyện cho linh hồn các người đã qua đời.
Bước 8. Sau khi kết thúc nghi lễ, bạn có thể chia sẻ đồ ăn và không được vứt gây lãng phí.
2.1. Mâm cúng cô hồn tháng 7
Có rất nhiều người thắc mắc mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 cần những gì để không phải thiếu sót hoặc dư thừa, phung phí. Dưới đây là lễ vật cúng cô hồn tháng 7 mà hầu hết đều xuất hiện trên mâm cúng ở 3 miền Việt Nam.
- 1 đĩa muối, gạo, 3 ly nước và 3 ly rượu nhỏ
- 12 chén cháo trắng nấu loãng hoặc 3 vắt cơm
- 12 cục đường thẻ
- Vàng mã, đồ áo chúng sinh, tiền giấy (có thể cúng tiền thật nhưng mệnh giá nhỏ)
- 1 bình hoa cúng, 2 cây đèn, 3 cây nhang
- 1 đĩa bánh kẹo và 1 đĩa ngũ quả (5 loại trái cây khác nhau)
- Có thể lựa chọn 1 hoặc chọn hết những món sau: Khoai lang luộc, bỏng ngô, sắn luộc, ngô rang, ngô luộc, mía để vỏ chặt từng khúc,…
Tuỳ vào văn hoá của nhiều nơi mà trên mâm lễ còn có thể chuẩn bị thêm một số món mặn khác như gà, vịt,… Đặc biệt đối với người kinh doanh hoặc làm ăn lớn thường ưu tiên mua heo sữa quay về để cúng. Với mong muốn việc làm ăn trở nên thuận lợi hơn nữa và phát triển hơn trong tương lai. Vì ai cũng biết heo quay chính là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và sự thịnh vượng.

2.2. Cách bày trí mâm cô hồn để cúng
Việc bày trí rất đơn giản, chỉ cần làm theo những gì heo sữa quay Đà Nẵng chỉ dẫn dưới đây:
Đặt lư nhang ở trước mặt bàn để làm tâm điểm. Đặt nến 2 bên lư nhang và đặt đĩa muối gạo bên cạnh sao cho cân đối.
Đặt 3 ly rượu và 3 ly nước đằng sau lư nhang sau đó sắp 12 chén cháo thành 2 hàng dọc theo lư nhang cho hài hoà. Đĩa trái cây thì đặt ở phía Tây, còn bình hoa đặt ở phía Đông.
Tiếp theo đặt giấy cúng, vàng mã gần đĩa trái cây và đĩa bánh kẹo đặt kề bình hoa. Bỏ thêm 6 bộ chén đũa để các vị thần linh chứng giám lễ vật.
2.3. Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7
Như mọi lễ cúng khác, cúng cô hồn tháng 7 cũng cần phải chuẩn bị bài cúng cô hồn rằm tháng 7 nhằm bày tỏ lời cầu nguyện để được chứng giám. Trong lúc đọc bài khấn phải nói rõ tên người cầu khấn, nơi ở và lý do tổ chức buổi lễ cúng. Tiếp đó là cầu nguyện và xin phép các cô chú khuất mặt giúp đỡ cũng như đừng quấy phá bản thân và gia đình.
Dưới đây là bài văn khấn được đa số người sử dụng trong lễ cúng rằm tháng 7

>>> Có thể bạn quan tâm: Bài cúng mùng 1 hàng tháng cầu bình an
3. Giải đáp những câu hỏi về cúng cô hồn rằm tháng 7
3.1. Có nên cúng cô hồn rằm tháng 7 hay không
Vào rằm tháng 7 hàng năm, nhiều nhà tổ chức lễ cúng “xá tội vong nhân” bằng cách chuẩn bị mâm cúng vào buổi chiều hoặc chiều tối cho những vong hồn lang thang chưa về được cõi âm.
Nếu những nhà có thờ phụng ông bà, gia tiên thì sẽ đến chùa cầu siêu cho người thân. Sau đó mới về nhà làm mâm cỗ cúng gia tiên rồi mới đến lễ cúng cô hồn nói ở phía trên. Còn nếu có thờ cúng Phật và các vị thần linh thì thứ tự cúng sẽ như sau: Cúng Phật – Cúng thần linh – Cúng gia tiên – Cúng cô hồn.
Việc cúng cô hồn tuỳ vào tâm và phúc của gia chủ, hoàn toàn không bắt buộc rằm tháng 7 là phải cúng cô hồn. Nếu gia chủ thực hiện đúng theo nghi thức cúng rằm tháng 7 sẽ có lợi hơn trong việc kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày của người thân trong gia đình. Việc cúng cô hồn có thể thực hiện tại nhà hoặc tại chùa.
3.2. Cúng cô hồn rằm tháng 7 ngày nào, giờ nào tốt
Theo kinh nghiệm của dân gian, nên cúng cô hồn tháng 7 từ ngày mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 17/7 âm lịch. Bởi sau 12h trưa ngày 15/7 (Rằm tháng 7) thì cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại, người cõi âm sẽ không nhận được được đồ cúng từ dương gian nữa.
Ngoài ra còn có một quan niệm tương truyền rằng vào ngày Rằm tháng 7 sẽ xuất hiện nhiều vong hồn lang thang. Khi cúng các cô chú sẽ không thể nhận được đồ của con cháu, do vong hồn đã nhận hết. Chính vì thế người dân sẽ cúng Rằm tháng 7 trước từ ngày 2/7 âm lịch.
Thời gian cúng cô hồn rằm tháng 7 tốt nhất là vào buổi chiều tối, cụ thể là từ 17h – 19h. Bởi vì theo quan niệm của dân gian, vào thời điểm ban ngày ánh sáng rất mạnh, khiến các linh hồn trở nên yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời. Từ đó bị hồn xiêu, phách tán và không thể thụ hưởng được lễ vật.
>>> Có thể bạn quan tâm: Văn khấn Mẹ Quan Âm tại nhà phù hộ bình an

3.3. Thực hiện lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 ở đâu được
Lễ cúng cô hồn tháng 7 bắt buộc phải thực hiện ở bên ngoài nhà như sân, khu đất trống như vỉa hè, ngã ba,.. nơi ít người qua lại. Tuyệt đối không được thực hiện ngay trong nhà vì theo quan niệm của người xưa, cúng trong nhà sẽ dễ rước vong vào nhà và quấy phá.
3.4. Đồ cúng cô hồn có ăn được không hay cho đi
Theo quan niệm của ông bà ta, nhà nào cúng cô hồn thì nhà đó không nên ăn đồ cúng. Vì sẽ rước những vong linh vào nhà và gây ra nhiều điềm xấu cho gia chủ. Nhưng với thời đại ngày nay, không có nguyên tắc nào chứng minh điều đó. Nếu đồ cúng được mua và để ở nơi sạch sẽ thì có hoàn toàn có thể ăn được mà không có vấn đề gì. Chỉ khi bỏ đi mới mang tội.
Còn nếu gia chủ không muốn ăn thì nên mang ban phát cho trẻ nhỏ hoặc cho hàng xóm. Vì theo đạo Phật là không nên lãng phí đồ ăn. Lưu ý khi cho phải xem đồ ăn đã bị hư trong quá trình cúng chưa, nếu bị hư thì không nên mang đi cho.
4. Kết luận
Cúng cô hồn rằm tháng 7 là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam để tưởng nhớ và giúp đỡ linh hồn của những người đã qua đời. Để thực hiện nghi lễ này, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn đồ cúng và hoa theo phong thủy và ý nghĩa, đọc kỹ các bài văn khấn mua hoa và trái cây tươi để sắp xếp trên bàn thờ. Ngoài ra, sau khi kết thúc nghi lễ, nên chia sẻ đồ ăn chứ không được vứt bỏ gây hoang phí và lại càng mang tội.
Nếu có nhu cầu đặt heo quay cúng thì hãy đặt Heo quay Lê Trần. Đây là thương hiệu heo quay hoạt động với sứ mệnh nâng cao giá trị tâm linh của lễ vật trên mâm cúng. Ngoài ra đây cũng là thương hiệu được nhiều người tin tưởng trên các tỉnh thành miền Nam và miền Trung Việt Nam. Hãy truy cập website Heo sữa quay Đà Nẵng để biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm.
>>> Nếu bạn là người kinh doanh có thể quan tâm: Cách cúng khai trương mua bán đơn giản