Các ngày lễ cúng tết nguyên đán văn hóa của người Việt

Tết là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm, đây là lúc mọi người sau một năm dài làm việc xa trở về. Là lúc sum họp, chăm lo, lau dọn nhà cửa. Hướng về ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ tết bao gồm các mùng và lễ cúng tết khác nhau. Chính vì vậy Lê Trần sẽ hướng dẫn cụ thể bạn về các ngày cúng này. Để đón năm mới và xua tan đi một năm cũ chưa trọn vẹn.

Ý nghĩa của cúng tết nguyên đán của người Việt

Trong ngày tết, có rất nhiều ngày lễ quan trọng diễn ra. Bao gồm các dịp như: Cúng Ông Công Ông Táo, Tất niên, Giao thừa, Tân Niên (mùng 1), Chiêu Điện và Tịch Điện (mùng 2), Cúng Hóa Vàng (mùng 3). Sau đây là các thông tin cụ thể mà chúng tôi tổng hợp được:

Lễ Ông Công, Ông Táo

Theo truyền thống của người Việt, các ông là vị thần được Thiên Đình cử xuống để cai trị việc bếp núc nhà cửa. Quan sát những cái đúng sai, tốt xấu của gia chủ. Đến ngày 23 tháng chạp, Ông sẽ lên chầu Ngọc Hoàng, dâng tấu sớ bẩm báo tình hình hạ giới. Vì vậy, gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn cho Ông Táo về trời trước khi đón Tết Nguyên Đán. 

Sau 7 ngày kể từ ngày 23 tháng Chạp, tức là vào ngày 30 tháng Chạp. Gia chủ sẽ làm lễ rước Ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23h- 23h45 phút ngày 30 Tết. Lễ vật chuẩn bị giống như lúc tổ chức lễ tiễn Ông Táo về trời.

Cúng Tết
Cúng Ông Táo ngày Tết

Cúng Tất niên cuối năm

Tất niên là ngày khép lại và chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào buổi chiều hoặc tối ngày cuối năm, thường là 30 tết. Các thành viên trong gia đình sẽ làm một mâm cúng để mời gia tiên về ăn Tết với con cháu. Trên mâm cúng có đầy đủ các món ăn tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Một số gia đình sẽ nấu những món ngày xưa, mà ông bà thích dùng lúc còn tại thế. Thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các tổ tiên, đấng sinh thành. 

Cúng Giao Thừa

Được tổ chức vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới. Có tên gọi khác là cúng trừ tịch hay tống cựu nghinh tân. Có nghĩa là bỏ năm cũ, chào đón những điều tốt đẹp của năm mới. Mọi người thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà. Để nghênh đón tài lộc và cầu giao đạo bình an, hạnh phúc.

>>>Xem thêm: Mâm cúng đất cần chuẩn bị những lễ vật gì và ngày giờ cúng chuẩn

Cúng Tân Niên (Cúng mùng 1)

Nhằm cầu mong ông bà, tổ tiên và các bậc thần linh ban cho may mắn, tài lộc. Giúp gia chủ có một năm mới an khang, thuận lợi trong mọi công việc. Thời gian có thể diễn ra vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Trong ngày mùng 1, người ta thường kiêng cữ sát sinh. Nên việc chuẩn bị thịt gà sẽ được tiến hành vào đêm trước. Đối với nhiều gia đình theo Phật, sẽ dùng các món chay chứ không dùng món mặn. Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình thụ lộc tổ tiên rồi mới đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, bạn bè.

Cúng chay ngày Mùng 1
Cúng chay ngày Mùng 1

Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện (Cúng mùng 2)

Sẽ có 2 mâm cúng vào ngày này. Đó là: Chiêu điện (cúng vào buổi sáng), Tịch Điện (buổi tối). Với ý nghĩa là bày tỏ lòng kính trọng đầy đủ, khi mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu.

Lễ Cúng Hóa Vàng (Cúng mùng 3)

Theo văn hóa của người Việt là 3 ngày tết – 7 ngày xuân. Vì vậy ăn Tết chỉ có 3 ngày, nên mùng 3 thường là ngày cuối cùng của Tết. Vào ngày này sẽ làm lễ cúng hóa vàng để tiễn ông bà tổ tiên. Đồng thời đón thần tài, thần lộc cho những ngày tháng sắp tới.

Bài cúng mùng 1 tết bao gồm những gì

“Nguyên” mang ý nghĩa là khởi đầu, “đán” là buổi sáng sớm. “Nguyên Đán” được hiểu là buổi sáng khởi đầu của năm mới.  Vào buổi sáng mùng 1, mọi người thường làm một mâm cỗ cúng kiếng. Mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính và vui vẻ cùng con cháu. Có thể dùng mâm chay hoặc mặn tùy vào gia đình. Nhưng theo Lê Trần thấy nên sử dụng mâm cúng chay vào ngày này là hợp lý hơn. Vì đầu năm cần để cho cơ thể thanh tịnh, đồng thời tích đức hơn.

Mâm cúng tết chay

Để làm mâm cúng chay rất đơn giản, các bạn có thể chuẩn bị các món như sau:

  • Rau xào
  • Đậu khuôn
  • Canh nấm
  • Các món thịt giả chay
  • Cơm
  • Bánh chưng bánh hỏi
  • Xì dầu

Mâm cúng mặn

  • Tô bún hoặc miến gà
  • Canh măng khô ninh thịt lợn
  • Gà luộc, heo quay
  • Nem, chả giò
  • Xôi gấc
  • Rau trộn
  • Bánh chưng, mứt tết
Đồ cúng mặn
Đồ cúng mặn

Ở các vùng miền khác nhau sẽ có những thay đổi trong món ăn. Ví dụ, mâm cỗ miền Nam có bánh tét, dưa món, canh khổ qua, thịt kho tàu…Mâm cỗ miền Trung có: Giò thủ, bánh tổ, dưa cải chua… Sẽ có sự linh hoạt thay đổi trong từng món ăn, nhưng tất cả đều là các món truyền thống. 

Bài cúng mùng 2 tết

Sau khi đã rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu trong ngày Mùng 1. Thì cúng Mùng 2 lại mang ý nghĩa tương tự là mời Thần Linh, Gia Tiên ăn cơm, phù hộ cho con cháu. Về cơ bản, mâm cúng mùng 2 cũng tương tự nhưng lại thêm một số món lạ hơn. Đồng thời, có thể dùng món mặn trở lại. Một số tỉnh phía Bắc rất xem trọng việc cúng kiếng vào 3 ngày đầu năm. Nên mâm cỗ có phần thịnh tươm tất, thường có:

  • Gà luộc, heo quay
  • Dưa món, rau xào, nộm
  • Bát canh rau củ
  • Bánh chưng
  • Nem, giò thủ, chả lụa

Mâm cỗ miền Nam và Trung có vẻ linh hoạt và có thể thay thế nhiều món ăn hơn. Có gia đình bày mâm cỗ mùng 2 giống như một mâm cơm gia đình thịnh soạn. Mời bề trên về cùng ăn cùng với con cháu. Ngoài ra, còn có thể cúng thêm trà rượu và một lọ hoa tươi.

Mùng 3 tết cúng gì- Cúng hết tết

Mùng 3 là ngày cuối cùng của Tết, còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên. Sau 3 ngày Tết ở lại vui chơi và ăn uống cùng con cháu. Nhiều gia đình rất xem trọng tục cúng hết tết. Bởi đây chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông trong một năm sắp tới. Nhưng cũng có nhiều gia đình muốn ông bà ở lại chơi với con cháu thêm ngày này. Nên có thể cúng vào Mùng 4, tức là ngày hôm sau. Tuy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thường có những món lễ vật như:

  • Mâm cỗ mặn: Bánh chưng, gà luộc, thịt heo, nem chả, canh thịt,….
  • Tiền vàng mã mỗi loại một ít.
  • Mâm ngũ quả, hoa tươi
  • Rượu, trà, nước lọc, hương
  • Bánh kẹo, mứt, thuốc lá
  • 2 cây mía (Theo dân gian, quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho khỏi mỏi hoặc gánh đồ cúng về trời)
Đốt vàng mã
Đốt vàng mã

Bài cúng tết mời tổ tiên về

Khác với những bài cúng khác, càng hiện đại chúng ta càng theo những cái gì đơn giản. Những lời khấn bái mà Lê Trần đã ghi ra là đầy đủ nội dung, nhưng đã tóm gọn một số phần. 

Kính lạy các Chư vị Tôn Thần, Chư Phật mười phương cai quản xứ này. Cùng với ông bà tổ tiên của gia đình mình.

Hôm nay là mùng…. Tết, năm……. Tại (địa chỉ)………….

Tín chủ con là………. Cùng với gia đình xin kính bái. Kính cẩn sắm lễ gồm hương hoa lễ vật. Gọi là chút lễ mọn lòng thành kính dâng lên. 

Năm cũ đã qua đi, năm mới đang diễn ra. Những ngày lễ Tết chúng con kính mời Các Chư Vị cùng Gia Tiên về chung vui với con cháu trong nhà. Hưởng một cái tết ấm no và trọn vẹn nhất.

Cẩn cáo!

Những điều cần lưu ý khi cúng trong các ngày tết

  • Khi cúng, phải bày lễ vật theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Có nghĩa bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở bên trái, rượu và nước.
  • Trước khi cúng bái phải đặt các lễ vật cúng trên bàn thờ. Sau đó thắp đèn, thắp hương để khấn vái.
  • Ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ và đọc lời khấn thầm trong miệng. Tâm không được suy nghĩ những điều xấu.
  • Khi vái chắp hai bàn tay lại và để trước ngực. Sau đó đưa lên ngang đầu, hơi cúi và khom lưng xuống.
  • Cắm nhanh hoặc lạy phải theo số lẻ 1, 3, 5. Và mỗi cái lạy đều có ý nghĩa riêng của nó. Thông thường mọi người lạy 3 lần.
Vái lạy cẩn thận
Vái lạy cẩn thận

Kết luận

Qua bài viết về các ngày lễ cúng tết nguyên đán. Lê Trần hi vọng mọi người đã có cái nhìn tổng quan về những ngày cần cúng trong dịp tết. Từ đó chuẩn bị mọi thứ để cúng ông bà một cách chuẩn chỉnh nhất. Và có một cái tết vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình, người thân. Nếu bạn có thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline: 0964640440 – 0332999779.

>>>Có thể bạn quan tâm: Các ngày lễ cúng tết nguyên đán văn hóa của người Việt

Trả lời