Ngày nay, nhiều nhà làm kinh doanh, doanh nghiệp lớn nhỏ đều lập bàn cúng Thần Tài, để cầu may mắn, tài lộc. Nhưng mấy ai biết được Thần Tài là ai, và ông có quyền hạn gì mà ai ai cũng kính nể, thờ tụng ông. Vậy hãy cùng heo quay Lê Trần tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị về vị thần này nhé.
Xem thêm
Thần tài là ai
Theo truyền thuyết nước ngoài
Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, Thần Tài là một vị trung thần có lên là Phạm Lãi. Ông một lòng phò tá vua Việt Vương thoát khỏi cơn hoạn nạn, bình định nước nhà. Sau khi mọi thứ ổn định, ông xin từ quan về ở ẩn. Phạm lãi cùng người yêu là Tây Thị tìm đến một vùng quê để sinh sống, làm việc.
Ông phất lên như diều gặp gió, trở thành một thương buôn giàu có và thành đạt có tiếng khắp vùng. Nên người đời ca tụng là ông Công và được tôn là Thần Tài. Từ đó, cứ vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm người dân cứ thờ cúng để cầu mong cả năm sung túc, tiền tài đầy nhà.

Theo quan niệm của người Việt
Ngoài ra có thêm một sự tích khác do người dân lưu truyền lại qua các đời. Thần Tài có nhiệm vụ cai quản tiền bạc và tài lộc của Thiên Đình. Một lần uống rượu say nên ông bị rơi xuống trần gian. Vì mặc áo quần khác thường, nên bị trộm mang đi bán. Khi tỉnh dậy không nhớ mình là ai, vì đầu đập vào tảng đá lớn.
Trong lúc lang thang xin ăn ở một quán ăn nhỏ ven đường. Khi ông vào quán thì không biết khách từ đâu kéo đến rất đông. Quán đối diện trước rất đông khách, bỗng dưng giờ lại chuyển hết sang đây. Vì làm ăn khấm khá chủ quán đã đuổi đi vì ông chỉ ngồi không. Sau đó ông lại đến quán đối diện, khách lại đổ về lại quán này. Thấy được sự may mắn mang lại, người dân đưa ông đi mua áo quần. Đúng tại tiệm người trộm bán áo quần của ông. Ông khôi phục trí nhớ, và bay về trời vào đúng ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Cúng thần tài mấy giờ là chính xác
Giờ cúng thần tài ngày tết
Người dân Việt lấy ngày 10 tháng Giêng hằng năm là ngày vía Thần Tài, và được xem là một ngày vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với những hộ kinh doanh, thường vía Thần Tài rất long trọng. Nhằm cầu mong cho việc làm ăn kinh doanh của mình được thuận lợi, con đường tài lộc phát triển.
Cúng thần Tài thường cúng vào buổi sáng, theo phong thủy từ 7-9h (giờ Thìn) được xem là thời gian tốt nhất để cúng Thần Tài. Là thời gian quy tụ đầy đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trước khi cúng nên lau dọn sạch sẽ bàn cúng và trang hoàn mọi thứ đẹp đẽ trước khi cúng.

Ngày giờ cúng thần tài ngày rằm
Ngoài ngày vía Thần Tài thì hàng tháng vào mùng 1 hay ngày rằm bạn cũng nên chú ý việc cúng Thần Tài, hoặc thắp nhang hằng ngày. Cầu cho công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, càng ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh, có nhiều tài sản tích lũy, tiền vàng nhiều vô kể.
Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài
Ngày vía thần tài hằng năm là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần đã mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ trong một năm vừa qua. Ngoài ra, ngày này người dẫn thường mua vàng với mong muốn “đổi vía”. Khi có vía của Thần Tài sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới thật sung túc, đầy bình an, tài lộc, của cải đếm không xuể.
Mâm cúng thần tài gồm những gì
Cúng Thần Tài là một nghi thức rước tài lộc và may mắn vào nhà. Đặc biệt đối với các hộ kinh doanh, cửa hàng, doanh nghiệp mâm cúng thần tài thường rất chỉnh chu. Nhưng trước khi cúng nên lau dọn sạch sẽ bàn thờ, thay nước cúng, là lau chùi tượng Thần Tài, Thổ Địa. Hãy cùng tìm hiểu trong mâm cúng Thần tài có gì nhé

Mâm cúng thần tài mùng 10 tháng Giêng
Mùng 10 tháng Giêng là dịp cúng Thần Tài lớn nhất, long trọng nhất, nên trong bàn cúng cần có đầy đủ:
- Nhang, đèn
- 3 ly nước sạch
- 3 ly rượu trắng
- Gạo muối
- Giấy tiền, vàng mã
- 1 gói thuốc lá
- Bộ tam sên: khổ thịt heo luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm hấp
- Hoa tươi
- Trầu, cau
- 1 đĩa bánh kẹo
- 1 đĩa xôi
- Heo quay nguyên con
Cách sắp xếp mâm cúng đầu năm cũng rất quan trọng, nên để heo quay ở giữa, vì chúng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Còn những lễ vật khác thì sắp xếp xung quanh sao cho đẹp mắt và hợp lý.
Mâm cúng thần tài ngày khai trương
Nhằm thể hiện lòng thành kính của người đại diện với các vị thần linh trong ngày khai trương. Nên các lễ vật cúng thường được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và rất cẩn thận. Tùy theo văn hóa vùng miền, phong tục của từng địa phương mà có chút khác nhau. Nhưng về cơ bản phải có đầy đủ các món sau:
- Bình hoa tươi
- Mâm ngũ quả
- Nhang, đèn
- Giấy tiền, vàng mã
- Bộ tam sên
- Chè, xôi
- Muối, gạo
- Rượu, nước
Trên đây đều là những món lễ vật không chỉ đơn giản, dễ mua mà còn phù hợp với kinh tế mỗi gia đình.
5 loại đậu cúng thần tài
Từ xưa, ngũ cốc được coi là những lương thực cần thiết, là tài sản quý báu luôn được gìn giữ trong mỗi gia đình. Do đó theo phong tục cúng bái của người dân Việt Nam, ta vẫn thường thấy mặt ngũ cốc trên các bàn cúng. Phổ biến nhất là gạo -thực phẩm thiết yếu. Ngày nay, hiện đại hơn rất nhiều, thay vì sử dụng ba chum có nắp để đựng gạo, muối, nước để bày lên bàn thờ. Nhiều gia đình đã đổi sang sử dụng ngũ đậu trên bàn cúng, vừa tiện lợi, vừa đỡ mất thời gian. Mà bàn cúng trở nên đẹp hơn, long trọng hơn rất nhiều.

Ngũ đậu có ý nghĩa cầu bình an và phát đạt cho gia chủ. Là biểu tượng về sự đầy đủ vật chất, và đặc biệt ý nghĩa cho những hộ kinh doanh. Đặt ngũ đậu trên bàn thờ Thần Tài đồng nghĩa với việc thể hiện mong cầu “thu hoạch bội thu”, mang đến sự thịnh vượng, phát tài, phát lộc cho gia chủ.
Bài cúng thần tài vào các dịp lễ
Văn khấn thần tài hằng ngày
Nam mô A Di Đà Phật! (x3)
Con lạy 9 phương trời và 10 phương chư Phật. Kính lạy Ngài Hoàng Thiên và Hậu thổ chư vị Tôn thần; Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân; Ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần; Các ngài Thần Tài, Thổ Địa, Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần cai quản trong khu vực này.
Con tên là …… tuổi……
Hiện sống tại số …. đường …… quận ….. tỉnh/thành phố …… Việt Nam.
Hôm nay âm lịch là ngày … tháng … năm …. Tín chủ con thành tâm sửa biện mâm hoa quả cùng hương hoa, các lễ vật, kim ngân, thuốc lá, rượu trắng và heo quay. Bày trước án kính mời chư vị Thần Tài.
Cúi xin Thần Tài thương xót chúng con, giáng lâm chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì gia đình an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, tài lộc thăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn thần tài ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy 9 phương trời, chư Phật 10 phương và Thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa tiếp quản khu vực này.
Tín chủ con là …. Ngụ tại…..
Hôm nay là ngày rằm tháng …. năm … (Âm lịch). Tín chủ con thành tâm sửa biện các lễ vật cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài, thổ địa và các vị tôn thần chứng giám.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chỉ, giáng lâm trước án lễ vật. Chứng nhận lòng thành, thụ hưởng, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng; Âm phù dương trợ, gặp được quý nhân, kinh doanh thuận lợi, tài lộc thăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.
Nam mô A Di Đà Phật! (x 3 lần)

Bài cúng thần tài mùng 10
Nam mô A Di Đà Phật! (Lạy 3 lần)
Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần; Kính lạy Thần Tài vị tiền và Thần Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con …. Ngụ tại …. Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện hoa kim ngân, hương trà, heo quay. Và các lễ vật cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài, Thổ địa.
Cúi xin Thần Tài thương cho tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành; Gia đạo hưng long, thịnh vượng, tài lộc thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cúi xin được độ trì. (Lạy 3 lần)
>>>Có thể bạn quan tâm: Cách cúng heo quay bà Chúa xứ chuẩn xác nhất
Heo quay cúng thần tài đúng cách
Một lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng Thần Tài chắc chắn phải là heo quay, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn lựa heo quay trong ngày cúng Thần Tài. Heo quay Lê Trần sẽ mách bạn vài mẹo nhỏ nhé.
Cách lựa chọn heo cúng
Heo quay cúng Thần Tài bạn nên chọn heo nguyên con. Tùy vào cúng vào ngày nào và quy mô mâm cúng của bạn thế nào mà chọn lựa kích thước heo phù hợp.
Heo vừa quay xong căng tròn, da giòn rụm, có màu đỏ đẹp mắt. Trang trí trên mâm cúng chỉnh chu.
Nên mua tại các cửa hàng có thương hiệu và uy tín lâu đời để có sản phẩm tốt hơn.
Hướng dẫn cách bài trí heo quay cúng thần tài
Mâm cúng Thần Tài thường được đặt dưới đất nhưng là nơi trang nghiêm, thường hướng ra cửa chính hoặc cửa gần chính. Ngoài heo quay sẽ có rất nhiều món lễ vật khác. Nhưng thường heo sẽ là vật phẩm có kích thước lớn nhất, và là điểm nhấn của mâm cúng nên được đặt vào chính giữa. Các vật khác sắp xếp xung quanh sao cho hợp lý là được.
Nơi bán heo cúng uy tín tại Đà Nẵng
Lê Trần tự hào là thương hiệu chuyên cung cấp heo quay, heo sữa quay có tiếng nhất nhì tại Đà Nẵng. Được mọi người trong khu vực và các tỉnh lân cận tin tưởng và ủng hộ rất nhiều. Bởi chúng tôi có đội ngũ nhân viên hùng hậu, chuyên nghiệp, nhiệt tình. Quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng tốt, giá cạnh tranh.

Những lưu ý trong quá trình cúng heo quay thần tài
Trước khi cúng nhớ lau sạch bụi bẩn trên bàn thờ và tượng Thần Tài, Thổ Địa.
Cúng heo quay nên xoay đầu heo hướng ra ngoài để đón tài lộc
Trong lúc cúng nhớ đuổi ruồi để đảm bảo an toàn vệ sinh cho người dùng
Thời gian cúng lâu sẽ làm chất lượng heo giảm đi, da ít giòn và bị chai. Nên lưu ý giờ đặt heo quay và thời gian cúng cho hợp lý.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về cách cúng thần tài đúng chuẩn mà heo quay Lê Trần mang đến cho bạn. Hãy cùng xem qua và lưu ý để có một mâm cúng chỉnh chu, đón nhận được thật nhiều tài lộc và may mắn.
>>>Xem thêm:
Tất tần tật những điều cần biết về mâm cúng ông táo hằng năm
9 điều kiêng kỵ ngày vía thần tài cần biết để tránh mất tài lộc