Lễ chùa đầu năm là nét văn hoá lâu đời của người Việt, vậy tại sao phải đi chùa vào đầu năm. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm
Tại sao phải đi lễ chùa đầu năm
Theo truyền thống của người Việt từ xưa đến nay, đầu năm là lúc đoàn tụ với gia đình, thờ cúng gia tiên. Đồng thời đi lễ chùa để cầu mong may mắn đến với gia đình và bản thân. Trước khi đối diện với những lo toan trong cuộc sống, người ta thường đến chùa để thư thái, để nguyện cầu cho một năm mới tốt lành, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào. Chính vì thế đi lễ chùa đầu năm rất được mọi người chú trọng.
Lễ chùa đầu năm có ý nghĩa gì

Đời sống tâm linh là một phần không thể thiếu của người Việt, lễ chùa đầu năm được xem là nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong mỗi nhà. Đi chùa đầu năm là lúc tìm lấy những giây phút bình yên, xóa tan những bộn bề, áp lực trong cuộc sống. Nhìn chung, khi đặt chân cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người đi lễ, trong lòng chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của đất – trời. Mùi hương (nhang) thoang thoảng, sắc màu rực rỡ của hoa cùng với tiếng chim ríu rít trong khuôn viên. Không gian thanh tịnh đó sẽ làm cho lòng ta trở nên nhẹ nhàng, thanh thản đến lạ.
Cần chuẩn bị những gì khi đi lễ chùa
Khi đi lễ chùa đầu năm, chúng ta chỉ nên chuẩn bị các lễ chay như xôi, chè, hoa quả,… Đặc biệt không mang những lễ vật mặn như thịt, giò, chả,…Hạn chế chuẩn bị tiền âm phủ hoặc vàng mã khi đi lễ tại chùa, nếu có thì chỉ nên đặt một ít ở bàn thờ thánh mẫu và Đức Ông. Nếu bạn có lòng thì hãy đặt tiền thật tại hòm công đức trong chùa.

Những sai lầm khi đi lễ chùa mà bạn chưa biết
Sai quy tắc lễ bái ở chùa
Một sai lầm mà hàng triệu người không biết khi đến lễ chùa đầu năm. Khi bước vào nhà chính của chùa thì nên bước vào từ cửa bên, không nên bước vào từ cửa chính, đồng thời không được dẫm lên bậu cửa mà hãy bước qua bậu cửa.
Khi dâng lễ phải dâng bằng 2 tay và cẩn trọng đặt lên bàn thờ, thứ tự đặt lễ phải từ bàn chính trở ra bàn phụ, và sau khi đặt xong lễ thì mới được thắp hương.

Đặt lễ mặn ở chùa
Đặt lễ mặn là điều vô cùng tối kỵ tại chùa. Tuy nhiên, ở các khu vực thờ Đức Ông và Thánh mẫu thì bạn vẫn có thể dâng lễ mặn. Nhưng ở khu vực đặt lễ chay thì tuyệt đối không được, đây được xem là làm ô uế nơi thanh tịnh.
Mặc quần áo “thiếu vải”
Đi lễ chùa cần sự thành tâm từ trong lẫn ngoài, vì thế khi đi lễ chùa nên ăn mặc giản dị, kín đáo, tránh trang phục lố lăng gây mất mỹ quan nhà chùa.
Mang đồ lễ ở chùa về nhà
Lễ chùa đầu năm là do “chúng sinh” dâng tặng. Việc bạn tự ý lấy đồ nhà chùa chính là điều không nên. Bởi vậy khi đi chùa tuyệt đối không được đem đồ vật nhà chùa về nhà khi chưa được phép.
Lưu ý bỏ túi khi đi chùa mà ai cũng cần phải biết
- Thắp hương phải cắm thẳng, không được xiêng quẹo
- Xưng hô với các sư thầy, quý thầy, bạch thầy nên xưng mình là con. Muốn thưa hay gì gì các thầy thì nên để tay hình búp sen trước ngực
- Xin lộc khi đi lễ chùa vào đầu năm thì không nên tranh giành hay cãi nhau mà hãy nhẹ nhàng từ tốn thành tâm xin rồi hãy hái lộc. Người chưa đủ 18 tuổi thì không nên hái.
>>Xem thêm: Chuẩn bị lễ cúng đầu năm gồm những gì để cầu may mắn
Lời kết
Lễ chùa đầu năm là nét đẹp lâu đời của người Việt, vì vậy hãy giữ gìn và phát huy truyền thống đẹp đẽ này nhé! Dù có đi đâu thì ngày Tết cũng hãy về nhà để đoàn tụ với gia đình. Heo sữa quay Đà Nẵng chúc cả nhà năm mới bình an.