Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cần những gì và ý nghĩa quan trọng

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng của người Việt, sau lễ Tết truyền thống và Tết Đoan Ngọ. Góp phần tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa tuyệt vời của đất nước. Đây chính là ngày lễ con cháu tri ân, báo hiếu với ông bà. Đồng thời giáo dục cho con người về lòng biết ơn, sự hiếu thảo. Sau đây Lê Trần sẽ hướng dẫn bạn làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 và cung cấp các thông tin về ngày lễ trọng đại này.

Tổng hợp thông tin về mâm cơm cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày gì

Vào thời cổ đại ở Trung Hoa, việc cúng ngày rằm tháng 7 là lễ cúng của tổ tiên. Và có nguồn gốc từ Đạo giáo thời Đông Hán. Quan điểm của đạo này cho rằng, tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày Mùng 1/7 Âm lịch (mở cửa quỷ môn). Cho đến 30/7 (đóng cửa quỷ môn). Đầu tháng này, cửa địa ngục sẽ được mở cho các linh hồn chết oan, bất đắc kỳ tử hoặc không có người thờ cúng. Sẽ được lên dương thế thụ hưởng việc cúng tử tế và nhận đồ thế chấp của người trần. Cũng như tìm người đổi mạng. 

Chính vì vậy, người trần muốn tránh các cô hồn phá rối hoặc làm hại tính mạng. Nên vào ngày này, mọi người thường bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống. Đồng thời là các loại vàng mã, hình nộm để cúng. Cầu mong an bình đến với mình.

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7
Lê cúng rằm tháng 7

Nguồn gốc lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của cậu là người tham lam và độc ác, không tuân thủ thủ các luân thường đạo lý. Điều này làm cho bà bị đày xuống địa ngục. Ngược lại, Mục Kiền Liên là người hiền lành, chịu khó, được mọi người tin yêu. Sau khi xuất gia theo Phật, cậu có được phép thuật và bắt đầu tìm mẹ. 

Khi thấy sự đau khổ mà mẹ phải chịu đựng ở địa ngục, mà không thể cứu giúp. Cậu tìm đến Đức Thế Tôn, người nói: Muốn cứu mẹ khỏi kiếp đọa đày, thì ngày 15/7 âm lịch (ngày Tự Tứ của chư Tăng). Cậu mời tất cả nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo. Để lấy phước cứu mẹ khỏi kiếp đọa đày. Kể từ đó, ngày này hằng năm được coi là lễ tri ân, báo hiếu theo tương truyền trong Phật giáo.

Ý nghĩa mâm cơm cúng rằm tháng 7

Từ 2 sự tích trên ta đã thấy trong tháng 7 có 2 ngày quan trọng là ngày cúng cô hồn và ngày để báo hiếu đến bậc sinh thành. Và đây chính là dịp cầu mong điều bình an, hóa giải các điều dữ. Đồng thời tưởng nhớ đến công ơn nuôi dưỡng. Duy trì truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Lễ cúng Rằm tháng 7 thường gồm lễ cúng Phật, Gia tiên và cúng chúng sinh.

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7
Lễ thả hoa đăng

Cúng rằm tháng 7 ngày nào là tốt trong tháng

Ngày tốt tổ chức lễ cúng

Có nhiều người thắc mắc không biết làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là chuẩn. Ngày 14 hay 15 âm lịch của tháng 7? Theo đúng những gì Lê Trần được biết, cửa địa ngục được mở ra đến ngày 14. Lúc này các vong hồn được tha tội và được trở về trần gian. Nên người cúng sẽ bố thí cho họ bằng việc cúng đồ ăn. 

Thông thường, rằm chính là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và lễ sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không đúng ngày 15/7 Âm lịch. Mà sẽ diễn ra từ Mùng 2 đến 14 và không cần xem ngày xấu/tốt.

Giờ cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất

Theo những gì đã được truyền lại, vong hồn sống trong địa ngục tăm tối. Nên khi gặp ánh sáng sẽ khó mà hoạt động được. Việc cúng vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Như những gì đã phân tích, việc cúng diễn ra vào khoảng thời gian từ 17-20h. Với lễ cúng thần linh và tổ tiên sẽ diễn ra vào khoảng 10-12h trưa. Lúc này tổ tiên và thần linh nhận lễ tốt hơn, sau đó con cháu sẽ hưởng lễ lộc.

Cúng Rằm Tháng 7
Cúng cô hồn vào ban đêm

Trong mâm cơm cúng rằm tháng 7 có những gì

Mâm lễ cúng Phật

Các vị Chư Phật là những vị có ý nghĩa rất lớn và đặt ở vị trí cao nhất trên nơi thờ cúng. Theo đạo Phật không được ăn các đồ mặn, và hoa sen chính là loài hoa tượng trưng. Ngoài hoa sen bạn cũng có thể dùng các loại như: Hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa héo. 

Đồ cúng thường là mâm chay hoặc ngũ quả, nước lọc. Ngoài ra mâm cỗ còn có: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ… Tất cả đều là đồ chay, được cúng với lòng thành tâm

>>>Xem thêm: Mâm cúng tết Đoan Ngọ cần có những gì và đọc văn khấn sao cho chuẩn

Mâm cúng thần linh và gia tin

Đối với mâm cúng các vị Thần Linh và Gia tiên gồm nhiều loại khác nhau. Thông thường sẽ là đồ mặn như sau: 

  • Gà trống nguyên con
  • Heo quay
  • Xôi/ bánh chưng không cắt miếng
  • Rượu, chè, trái cây, hoa tươi
  • Đèn, vàng mã, nhang 

Cúng gia tiên bao gồm các mâm cơm mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh. Thông thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt xào, chả nem…Các gia chủ có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến phù hợp với khẩu vị gia đình.

Mâm lễ cúng gia tiên
Mâm lễ cúng gia tiên

Mâm cúng chúng sinh

Khác với các lễ cúng khác, lễ cúng chúng sinh bao gồm các loại: Gạo, muối  cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo. Và tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, nhang 3 cây, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si trong mỗi vong linh.

Khi cúng cần đặt mâm ở ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Đọc văn khấn hoặc bài cúng theo tâm nguyện và lòng thành. Đồng thời rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong, các phần gạo, muối được vãi ra sân, còn vàng mã thì đem hóa vàng. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí và gây ô nhiễm. 

Bài cúng rằm tháng 7 

Đối với bài cúng rằm tháng 7, có thể chia thành 3 bài khác nhau tùy vào các loại mâm cơm cúng. Nhưng Lê Trần đã tổng hợp lại thành một bài nhằm phù hợp với bây giờ.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, chư Phật ở mười phương. Kính lạy các chư vị Bồ Tát. Tổ tiên nội ngoại và các chư vị Hương linh. Và các Thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là Mùng…. Tháng 7…..Năm…..

Tín chủ con là……. Hiện ở địa chỉ:………..

Hôm nay chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ dâng lên trước án. Kính mong các vị không chê mà thụ hưởng.

Cúi xin các ngài an tọa, xét xoi, chứng giám. Chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà đã sinh thành và nuôi dưỡng nên người. Làm nên sự nghiệp, xây dựng nhà cửa, được hưởng phúc lành. 

Đồng thời tiết tháng 7 sắp thu phân, ngày xá tội vong nhân. Âm cung mở, vong linh không nhà không cửa, không người thờ cúng, không có nơi dung thân. Tụ họp về đây thụ hưởng những lễ vật nhỏ mọn này.

Nay Tết Vu Lan, chúng con đội ơn Tam bảo, Trời Phật và các đấng Thần linh che chở. Công đức lớn lao nay không có gì báo đáp. Chỉ có chút lễ bạc dâng lên, giải tỏ lòng thành, nguyện các vị thu nạp. Phù hộ, độ trì cho gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ được bình an. Một lòng hướng về chính đạo, thăng tiến và an yên. 

Cúi xin được chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Ăn mặc nghiêm chỉnh khi cúng
Ăn mặc nghiêm chỉnh khi cúng

Một số lưu ý khi làm mâm cơm cúng rằm tháng 7

  • Một số lễ vật vật không cần đầy đủ trong mâm cúng rằm tháng 7. Nhưng có một số thứ không thể nào thiếu: Hương, nến, muối gạo, quần áo chúng sinh, vàng mã…
  • Có thể dùng mâm cúng chay để tránh khơi gợi lòng tham, sân si của cô hồn.
  • Ngày bắt đầu cúng thường là vào mùng 2/7 âm lịch và kết thúc vào 14/7 âm lịch hằng năm. Cửa Quỷ Môn Quang sẽ đóng chính thức vào 12h trưa ngày 15/7 âm lịch.
  • Thời gian cúng cô hồn phù hợp là sau 5h chiều. Còn các lễ cúng khác có thể cúng vào buổi trưa.
  • Nếu cúng cô hồn, không nên cúng trong nhà. Điều này sẽ vô tình rước các vong linh vào trong nhà.
  • Dùng một bài văn khấn để đọc, và cần lưu ý là phải tiễn vong đi. Nếu không sẽ quyến luyến gia chủ. Đây là điều kiêng kị nhất trong dịp này.
  • Kiêng cữ một số điều không nên làm, tránh câu đùa không hay.

Kết luận

Trên đây Lê Trần đã hướng dẫn tất cả những thông tin cần có trong mâm cơm cúng rằm tháng 7. Hi vọng mọi người đã biết cần chuẩn bị những gì, nên làm và không nên làm gì để cầu mong bình an. Nếu bạn có thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline: 0964640440 – 0332999779.

>>Có thể bạn quan tâm:

Nghi thức cần biết trong cách thờ cúng tổ tiên của người Việt

Mùng 1 tháng cô hồn kiêng gì và 25 điều cần tránh

Trả lời