Ông Công, Ông Táo là những người không thể thiếu trong truyền thống của người Việt Nam. Mâm cúng Ông Táo tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cần đảm bảo những lễ vật, bài cúng và thời gian cúng. Tất cả mọi thứ cần phải đúng và chuẩn chỉnh, Lê Trần hiểu mỗi miền sẽ có những bài cúng khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ nhất tất cả những điều cần biết để bạn đọc dễ hình dung.
Xem thêm
Sự tích Ông Công, Ông Táo
Theo dân gian nguồn gốc và sự tích về Ông Công Ông Táo được lưu truyền dưới nhiều hình thức và câu chuyện khác nhau. Nhưng nhìn chung nội dung câu chuyện tóm tắt như sau. Táo Quân bao gồm 3 con người, trong đó có Táo bà và 2 Táo ông. Họ chính là những vị thần quyết định hạnh phúc của gia đình.
Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp ( Âm lịch), ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời. Để báo cáo những điều đã tổng hợp được ở trần gian, cả những việc xấu lẫn việc tốt và những việc chưa làm được. Từ đó các vị thần trên Thiên đình sẽ đưa ra những quyết định thưởng phạt cho gia đình.

Hằng năm để mô phỏng lại sự tích này, Trên các chương trình của Đài truyền hình quốc gia có chiếu “Táo quân”. Để khán giả theo dõi những sự kiện xảy ra trong một năm dưới những góc nhìn hài hước.
Cúng Ông Táo ngày nào
Thời điểm tốt để cúng Ông Công, Ông Táo
Theo tổng hợp từ các chuyên gia phong thủy và thầy cúng. Lễ cúng ông Táo phải thực hiện trước khi các vị thần này về trời. Tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Một số khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo:
- Ngày 21 tháng Chạp: Các giờ tốt là giờ Mão (5 – 7h), giờ Ngọ (11 – 13h), giờ Thân (15 – 17h), giờ Dậu (17 – 19h). Trong đó giờ Ngọ là giờ Tốc Hỷ- khung giờ tốt nhất để cúng. Giúp gặp nhiều niềm vui, may mắn, hóa giải bệnh tật và xui xẻo.
- Ngày 23 tháng Chạp: Cúng vào các giờ Thìn (7 – 9h) và Tỵ (9 – 11h). Trong đó, giờ Thìn chính là giờ Tốc Hỷ, giờ tốt.
- Ngoài ra, theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (11 – 13h) ngày 23 tháng Chạp là giờ tốt. Thời gian này các Thần Bếp quy tụ về trời, nên rất thiêng liêng.

Có nên cúng Ông Táo trước ngày 23 không
Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết. Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào giờ Ngọ (11h – 13h) tối 22 và 23 tháng Chạp là tốt nhất. Vì thời điểm này các vị thần linh quy tụ và chuẩn bị về trời. Tùy vào thời điểm và điều kiện của từng gia đình, các lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình sẽ cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23. Nhưng đã số sẽ thực hiện lễ cúng trước đó một ngày để thong thả thời gian.
Tuy nhiên, nếu không bận việc quan trọng, gia chủ nên hoàn tất việc cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23, lúc này gia đình nên thành tâm và có xin phép vì đã trễ giờ.
Mâm cúng ông táo gồm những gì
Các lễ vật trên mâm cúng truyền thống
- Mũ ông công 3 chiếc: Bao gồm 2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ cho các ông có 2 cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có. Ở một số nơi chỉ dùng mũ có 2 cánh chuồn để tượng trưng.
- Cá Chép: Đây là phương tiện di chuyển không thể thiếu của các vị thần. Có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá thật đều được. Ở miền Bắc sẽ dùng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Ở miền Nam sẽ ưu tiên dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng: Dùng để làm lộ phí cho các vị Táo lên chầu trời.
- 1 chiếc áo bằng giấy.
- 1 đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng Ông Táo
Tùy vào từng gia đình sẽ có những lễ vật khác nhau, nhưng đầy đủ bao gồm những lễ vật dưới đây:
- Heo quay cúng ông táo hoặc thịt heo luộc.
- Gà quay hoặc luộc.
- Rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Cá chép nướng (Miền Nam cúng cá lóc nướng)
- Trái cây tươi, trà, trầu cau, rượu,…
- 1 đĩa gạo, đĩa muối
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- 1 lọ hoa cúc, lọ hoa đào nhỏ
Ngày nay, mâm cúng ông Táo đơn giản khá nhiều. Không bắt buộc phải có tất cả các món như mâm cỗ truyền thống. Chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi nhà. Nếu gia đình không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là được.
Mâm cúng Táo miền Bắc
Ở miền Bắc, thời gian cúng từ ngày 20 và muộn nhất là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì sau giờ này mọi người quan niệm ông Táo đã về trời. Lễ vật cúng ông Táo miền Bắc gồm: Vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo, giày của các Táo. Ở một số nơi còn cúng xôi, chè, gà luộc, canh măng,… Và đặc biệt là lợn quay.

Sự khác biệt trong các đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại. Chính là lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Cá chép sống sau khi cúng sẽ được mang ra sông, hồ phóng sinh. Còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt như mọi nơi khác. Ngoài ra, vào ngày này nhiều gia đình cũng đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, bàn thờ sạch sẽ đón năm mới.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách làm heo quay da giòn siêu hấp dẫn, ngon mê ly
Mâm cúng Ông Táo miền Nam
Ở miền Nam, mọi người thường cúng ông Táo vào buổi tối, khoảng thời gian từ 20 -23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Đây là khoảng thời gian mọi việc bếp núc đã xong, không còn nấu nướng, tránh làm phiền các Táo. Trong mâm cúng miền Nam có các món chủ đạo như: Heo quay, nem, giò, bánh chưng, gà luộc/quay,… Kèm theo là một đĩa đậu phộng, kẹo vừng và một bộ “Cò bay, ngựa chạy”. Khác với mâm cúng ông Táo miền Bắc là không cúng cá chép, cũng như không có mũ áo.
Mâm cúng Ông Táo ở miền Trung
Khác với 2 miền còn lại, miền Trung tiễn ông Táo về trời rất trọng thể. Trước khi cúng, mọi người sẽ lau dọn, thay cát mới trong lư và lau bàn thờ sạch sẽ. Mâm cúng miền Trung thường không có áo mũ nhưng lại có một chú ngựa giấy. Có đầy đủ yên cương và vàng mã, kèm theo nhiều lễ vật khác.

Sau khi cúng xong ông Táo, gia chủ sẽ đưa các tượng Táo quân cũ tiễn khỏi bàn thờ bếp. Và đặt cạnh các miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó lại rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ, bắt đầu một năm mới. Ở Huế nhiều gia đình còn dựng cây nêu trước sân trong sáng 23. Lễ cúng ông Táo vào chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng ngày mùng 1 Tết sẽ an vị ông Táo mới.
Các bài văn cúng Ông Táo
Bài cúng Ông Công ông Táo cổ truyền Việt Nam
Nam mô a di đà Phật! (x3)
Chúng con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày… tháng Chạp, chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, con xin thành tâm cung kính.
Kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ chút lễ vật.
Cúi xin Tôn thần ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua mà chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con dâng lễ tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (x3)
Văn cúng Ông Táo truyền thống
Hôm nay, ngày… tháng… năm….
Con là…, cùng toàn gia ở…
Vái lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
Nhân dịp gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên Ngài. Cảm tạ phúc dày nhờ chưThần phù hộ. Kính mong tâu bẩm giúp cho con được:
Bếp trong nếp sống hài hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người no ấm, gia đạo thêm tiếng tốt. Mọi việc hanh thông, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng!
Cẩn cáo (vái 4 lần)
Nam mô A di đà Phật! (x2)

Văn khấn ông Công ông Táo lưu truyền trong dân gian
Nam mô a di đà Phật! (x3)
Gia chủ con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Con là : ………….
Ngụ tại : …………..
Nhằm ngày… tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần. Dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng kính bái.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng chút lễ vật mọn.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần soi xét tấm lòng, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần gia ân châm chước bỏ qua. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, già trẻ, an ninh phúc thái.
Cúi xin người chứng giám tấm lòng thành của chúng con.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (x3)
Một số điều kiêng kỵ trong quá trình cúng Ông Táo
Cúng ông Táo, ông Công là một điều thiêng liêng, mỗi năm diễn ra một lần. Đây là những vị thần linh tối cao trong gia đình Việt. Chính vì vậy, khi thực hiện cúng bái, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những sai sót:
- Trước khi thực hiện cúng bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự. Điều này thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
- Trong quá trình đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm và to, rõ ràng, rành mạch.
- Tránh việc cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo cáo những việc tốt đẹp trong năm.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23, tùy trường hợp bất khả kháng.
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp và phải dọn bếp sạch sẽ trước khi cúng.
- Không thả cá chép từ trên cao xuống, điều này là thất lễ với bề trên.
- Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật, trái cây, rượu, trà… Cũng quan trọng không kém trong bộ nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời.

Kết luận
Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là khoảnh khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua. Bên cạnh đó là mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để một năm mới thuận lợi hơn. Vì vậy Lê Trần khuyến nghị trong mâm cúng ông Táo và nghi lễ cần được chuẩn bị chu đáo.