Ngày tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn và tốt cho sức khỏe cả năm

Tết đoan ngọ còn có tên gọi khác là Tết giết sâu bọ, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây cũng là thời gian giữa năm, nên mọi người có thể tụ họp quây quần bên nhau. Vì đây cũng là một ngày lễ quan trọng trong năm và có ý nghĩa với rất nhiều người. Vậy Tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn? Sau đây Lê Trần sẽ chia sẻ một số món ăn mà mọi người thường hay ăn trong ngày này. 

Tết đoan ngọ tại các nước và ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay là Tết diệt sâu bọ. Đây là ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như: Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan dương đã tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian của các đất nước Phương Đông.

Tết đoan ngọ tại Trung Quốc

Người Trung Quốc có tập tục đua thuyền rồng vào ngày này hàng năm. Đây là một hoạt động náo nhiệt nhất của người Hoa. Ngoài ra, họ còn có quan niệm đeo túi thơm. Loại túi  này dùng vải và chỉ ngũ sắc để may và có hình quả cầu, chú cọp,… Bên trong chứa các loại hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác. Có tác dụng dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ con. Ngoài ra khi đeo túi thơm vào ngày tết đoan ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

Tết đoan Ngọ ăn Gì
Ngày tết đoan ngọ tại Trung Quốc

Tết đoan ngọ tại Nhật

Đây là dịp lễ đặc biệt, người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh thông minh. Với hình tượng “cá chép vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ. Nhằm mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Cứ đến đầu tháng 5, ở Nhật rợp trời cờ cá chép tung bay trong gió, mỗi nhà treo 3 hoặc 5 cờ. Với 5 màu sắc chủ đạo là: Xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím. Những lá cờ Koi vải đầy màu sắc, được treo trên mái nhà hoặc hành lang của các gia đình có con trai.

Cờ cá chép tại Nhật Bản
Cờ cá chép tại Nhật Bản

Tết đoan ngọ ở Hàn Quốc và Triều Tiên

Tết Đoan ngọ tại Hàn Quốc là một ngày để người dân hưởng thụ, ca hát, nhảy múa điệu múa mặt nạ truyền thống. Có tên gọi là Gwanno Gamyeon Geuk, đồng thời thưởng thức nông sản và uống rượu mừng một mùa lúa mới. Và mong muốn mùa màng năm sau được bội thu, không có thiên tai và sâu bệnh. Trong ngày này, những cô gái sẽ gội đầu cỏ Thạch Xương Bồ. Với niềm tin nước lá câu diên vĩ đun sôi có thể khiến tóc họ suôn mượt và óng ả hơn. Đồng thời, mặc trang phục có màu sắc xanh đỏ để cầu mong những điều may mắn. Còn những người đàn ông sẽ cuốn rễ cây quanh thắt lưng và nhảy múa để xua đuổi tà ma và quỷ dữ.

Tết đoan Ngọ ăn Gì Cho May Mắn
Tết đoan ngọ tại Trung Quốc

Ý nghĩa ngày tết đoan ngọ Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, Ngày tết đoan ngọ còn được gọi là ngày “giết sâu bọ”. Với quan niệm của người xưa, bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh… Chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5/5 âm lịch, cho nên phải diệt trừ bằng các món ăn. Từ ý nghĩ này mà người dân cũng có những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Theo tục lệ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm. Nhưng thực chất Tết diệt sâu bọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa). “Đoan” là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11- 13h. Dù cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhưng nhiều gia đình vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với nhiều món truyền thống.

Tết đoan ngọ ở Việt Nam
Tết đoan ngọ ở Việt Nam

Tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn

Rượu Nếp 

Đầu tiên trong ngày tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn là rượu nếp. Đây là một món đồ uống truyền thống phải có trong ngày Tết đoan ngọ. Cơm rượu nếp là món ngon được bán rất nhiều ở các hàng quán ngoài chợ và những gánh hàng rong nặng trĩu. Có 2 loại cơm rượu nếp là: Rượu nếp trắng và cơm rượu nếp cẩm. Với công dụng diệt các loại sâu bọ trong dạ dày. Mọi người có thể uống ngay sau khi thức giấc.

>>>Xem thêm: Bí mật tục khảo cây mùng 5 tháng 5 cho cây ra trái nhiều

Thịt vịt

Việc ăn thịt vịt tượng trưng cho việc hết vận xui và muốn được may mắn hơn. Tuy nhiên ở một số nơi thì lại có quan niệm khác. Họ quan niệm rằng: Khi nuôi vịt đầu năm đến ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những chú vịt trở nên béo hơn và thịt ngon chắc hơn, không còn mùi hôi nữa. Những ngày trước và trong Tết đoan ngọ, các chợ ở vùng này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. 

Tết đoan Ngọ ăn Gì để Giết Sâu Bọ
Thịt vịt mang nhiều may mắn

Bánh tro

Bánh tro với ý nghĩa khi ăn cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông bà ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc “độc trời” nhất trong năm. Vì mùa hè nắng nóng oi bức, dễ sinh bệnh dịch. Cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu và giải nhiệt.

Bánh khúc

Khác với những người ở miền xuôi, đặc sản của một số đồng bào người Nùng là các món bánh khúc. Bánh có hình dạng và cách làm giống bánh dày. Nguyên liệu làm bánh là từ các loại gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh và hạt vừng đen. 

Tết đoan Ngọ ăn Gì để Giết Sâu Bọ
Bánh khúc thơm ngon

Chè kê và chè trôi nước

Chè kê là món đặc sản ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ và ngâm, đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt. Khi cho thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn.

Ngoài ra còn chè trôi nước, đây là món ăn đặc trưng ở miền Nam. Từng viên chè được làm bằng bột nếp trắng, có nhân đậu xanh bên trong. Ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo béo gần giống bánh trôi ở miền Bắc.

Hoa quả

Cuối cùng trong ngày tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn là trái cây. Là món ăn không thể nào thiếu trong bất kì dịp lễ nào trong năm. Hoa quả chủ yếu là các loại mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua. Chẳng hạn như: Mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu… Đặc biệt là mận và vải, thiếu đi những món này thì ngày Tết đoan ngọ sẽ mất đi ý nghĩa. 

mâm trái cây
Mâm hoa quả ngày đoan ngọ

Các món ăn trong Tết đoan ngọ ở các vùng miền

Ở miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng đoan ngọ với cơm rượu nếp cái hoa vàng. Hoa quả thường có là mận, vải, đào, xoài, dưa hấu…Trong ngày này, mọi người sẽ ăn quả mận trước bữa sáng. Điều này xuất phát từ quan niệm vị chua thanh trong quả mận sẽ giúp xua tan sâu bọ, làm sạch đường ruột. Đồng thời với ý nghĩa tạo nên một mùa màng mới tươi tốt hơn.

Ở miền Trung

Khác với miền Bắc thì người miền Trung xem Tết Đoan Ngọ như dịp đoàn viên với gia đình. Chính vì vậy, sẽ tổ chức ăn uống khá linh đình. Một số món ăn đặc trưng gồm có bánh tráng, chè kê và không thể thiếu đó là bánh tro. Với vị trí địa lý có thời tiết khắc nghiệt nên người miền Trung thường sẽ cúng lớn hơn hai miền còn lại. Nhằm cầu mong bình yên và mùa màng bội thu.

Mọi người tụ họp ăn uống
Mọi người tụ họp ăn uống ngày tết đoan ngọ

Ở miền Nam

Cuối cùng ngày tết đoan ngọ ăn gì ở miền Nam đặc trưng là món thịt vịt và rượu nếp. Phần cơm rượu này có phần đặc biệt hơn vì nó sẽ không để rời. Mà vo thành từng viên tròn trước khi đem ủ và sau đó ăn kèm với xôi vò.

Lời kết

Trên đây Lê Trần đã tổng kết những món ăn cho ngày tết đoan ngọ ăn gì cho may mắn. Đồng thời cũng biết thêm một số phong tục trong ngày đoan ngọ ở các nước trên thế giới. Mọi thắc mắc liên hệ qua: 0964.640.440 – 0332.999.779

>>>Xem thêm:

Mâm cúng tết Đoan Ngọ cần có những gì và đọc văn khấn sao cho chuẩn

Tết đoan ngọ kiêng gì để tránh vận xui đeo bám

Trả lời