Tết đoàn viên là gì? Các món ăn đặc trưng cần có trong Tết Trung Thu

Có rất nhiều người thắc mắc rằng Tết Đoàn Viên có phải là Trung Thu hay không? Chắc hẳn khi nghe đến ta cũng tưởng tượng ra là sự sum họp, sum vầy. Thế nhưng không nhiều người hiểu rằng ngày này có ý nghĩa như nào. Sau đây hãy cùng Lê Trần chúng tôi tìm hiểu về ngày Tết Đoàn Viên là gì và ý nghĩa của ngày này ra sao.

Nguồn gốc của tên gọi Tết Đoàn Viên

Tết Trung Thu được tổ chức vào chính giữa mùa thu, tính theo âm lịch là Rằm Tháng Tám (15/8). Theo những nhà nghiên cứu lịch sử, Tết Trung thu đã có từ cách đây hàng nghìn năm ở nước ta. Bằng chứng cho việc này là những dấu vết được khắc lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trên mặt trống thể hiện ngày hội của những người nông dân sau vụ mùa. Mọi người cảm tạ thần linh vì đã ban cho một mùa màng tươi tốt. 

Trên các văn bia được khắc ở chùa Đọi năm 1121 từ thời nhà Lý. Ngày Trung Thu được tổ chức ở Thăng Long với nhiều hoạt động truyền thống của người Việt. Chẳng hạn như: Lễ hội múa rối nước, đua thuyền và rước đèn. Đến thời Vua Lê- Chúa Trịnh, ngày lễ này được càng được coi trọng và tổ chức rất lớn. 

Tết đoàn Viên Là Gì
Lễ hội trên trống đồng

Bên cạnh đó, có các sự tích dân gian kể lại với những tình tiết ly kỳ, đầy màu sắc huyền ảo: Sự tích Hậu Nghệ – Hằng Nga, sự tích chú Cuội lên cung trăng, sự tích Cây Đa, Thỏ Ngọc… Ngày nay, trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật tổ chức vào ngày Trung Thu. Mọi người thường xây dựng hình ảnh cung trăng có 3 nhân vật: Chú Cuội, Chị Hằng và Thỏ Ngọc.

Ý nghĩa ngày Tết Đoàn Viên

Nhiều người thắc mắc ý nghĩa Tết đoàn viên là gì? Đây chính là dịp được tổ chức vào Rằm tháng 8. Vào ngày này trăng tròn và sáng nhất, mọi người sẽ tạ ơn thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Theo một số quan niệm, khi ánh trăng có màu vàng năm ấy sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng có màu xanh, năm đó ắt có nhiều thiên tai. Còn ánh trăng màu cam, đất nước sẽ được hưng thịnh. Ngoài ra, ngày này nhiều gia đình sẽ dâng thần linh hoa quả, bánh trái, thắp hương cho tổ tiên và cùng nhau phá cỗ. 

Tết Trung Thu ở các quốc gia Châu Á khác

Trung Quốc – Tết Đoàn Viên

Trung Hoa chính là cái nôi bắt nguồn nên ngày tết này và sau đó ảnh hưởng ra toàn Châu Á. Sau đó đã được biến đổi phù hợp với các nền văn hóa ở nơi bản địa. Tại Trung Quốc có nhiều điển cố như: Vua nhà Đường lên cung trăng, Huệ Duệ- Hằng Nga sau một năm xa cách. Khác với điển cố chị Hằng Nga và Chú Cuội ở Việt Nam.

Tết đoàn Viên Là Gì
Tết Đoàn Viên ở Trung Quốc

Trung thu là tết đoàn viên, là ngày lễ lớn thứ hai, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Đây chính là thời điểm mọi thành viên trong gia đình ở xa tụ họp với nhau. Đồng thời nhà nhà sẽ treo lồng đèn trước cửa nhà và trên phố. Hoặc thả trôi đèn trên sông, trên bầu trời. Có lễ rước đèn, múa lân sự rồng và chú tễu nhảy múa. Bánh trung thu ở đây có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn, đoàn tụ.

Nhật Bản – Lễ Thưởng Trăng

Đã từ lâu nước Nhật không còn sử dụng lịch âm nữa, nhưng nét đẹp về ngày Trung Thu vẫn được duy trì. Lễ hội Thưởng Trăng rằm tháng 8 được gọi: “Thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng). Trong dịp này, mọi người ngắm trăng và ăn những món truyền thống. Đặc biệt là Tsukimi dango – Bánh nếp nhỏ và tròn, tượng trưng cho trăng trên trời, xiên vào que và ăn cùng trà xanh. Ngoài ra cũng có một số món: Khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen.

Trẻ em sẽ được người lớn sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào lễ hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật là biểu tượng cho lòng can đảm, nhất là đối với bé trai.

>>>Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu ngày rằm tháng 8 âm lịch

Hàn Quốc – Lễ Chuseok

Ở Hàn Quốc người ta gọi Trung Thu là “Chuseok” và đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm tại xứ sở này. Được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng (Là kỳ lễ được nghỉ bắt buộc ở Hàn). Trong dịp này, các thành viên trong gia đình sẽ tụ lại với nhau. Cùng chuẩn bị và ăn bánh Songpyeon (bánh gạo nhiều màu có hình trăng lưỡi liềm), đây là bánh Trung thu của Hàn Quốc. Và loại trái cây đặc sản mùa thu không thể thiếu là quả hồng. Ngoài ra, gia đình sẽ tổ chức làm các món ăn dâng lên các vị thần, tổ tiên. Các món ăn có tên gọi là mebap, cơm gạo mới vừa thu hoạch.

Trang phục truyền thống là bộ hanbok sẽ được mọi người mặc vào dịp này. Đồng thời các hoạt động như: Đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật… sẽ được diễn ra vui nhộn. Đây cũng là dịp mọi người sẽ tới thăm mộ và dọn dẹp mọi thứ.

Trung Thu Là Tết đoàn Viên
Lễ Trung Thu ở Hàn Quốc

Singapore – Lễ hội rực rỡ và sôi động

Ý nghĩa Tết đoàn viên là gì ở Singapore? Tại đây cộng đồng người Hoa khá đông, nên dịp Trung Thu sẽ được tổ chức một cách rất nổi bật. Đặc biệt tại khu Chinatown với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc như tô điểm một góc thành phố. Các hoạt động lễ hội diễn ra cực kỳ sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Rước đèn Trung thu múa lân, nghi thức thắp sáng đường phố, bắn pháo hoa. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống như: Thả đèn, múa hát…

Myanmar – Lễ Tết Quang Minh

Tại Myanmar, Tết đoàn viên là ngày nào? Cũng như các quốc gia khác là ngày 15/8 âm lịch và được gọi là Tết Quang Minh hoặc Lễ Trăng Tròn. Thời điểm này mọi nhà đều thắp đèn lồng, tất cả mọi nơi đều sáng ánh đèn. Đây cũng chính là dịp mọi người xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem kịch,… Nhằm thể hiện niềm hân hoan cho mùa màng bội thu. Cầu mong năm sau có nhiều điều may mắn và tốt lành sẽ đến.

Tết Trung Thu Tết đoàn Viên
Tết Trung Thu tại Myanmar

Campuchia – Lễ Bái Nguyệt Tiết

Vào ngày Rằm tháng 8, mọi người ở Campuchia sẽ tổ chức lễ Bái Nguyệt Tiết (Vái lạy Trăng). Sáng sớm ngày rằm mọi người sẽ chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm: Hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. Đến tối, sẽ đặt vào khay, để trên một chiếc chiếu lớn và ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin phước lành. Tiếp đến, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ nhỏ, nhét cho đến lúc đầy miệng mới dừng. Tập tục này mang ý nghĩa cầu chúc viên mãn, no đủ và mọi thứ tốt đẹp.

Thái Lan – Tết Cầu Trăng

Đối với người Thái, Trung thu được gọi là Tết Cầu Trăng. Lúc này mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những trái cây đặc trưng của mùa thu như: Đào, sầu riêng, bánh Trung thu. Đồng thời sẽ chúc nhau mọi điều tốt lành. Bánh ở đây có hình dạng giống trái đào, khác với bánh hình vuông hoặc tròn như nhiều nước khác. Đặc biệt, loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ là bưởi. Tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy của mọi người.

Lễ Rằm tháng 8 tại Thái Lan
Lễ Rằm tháng 8 tại Thái Lan

Các món ăn đặc trưng của Tết Đoàn Viên

Bánh trung thu

Nhắc đến Tết Thiếu Nhi thì không thể nào quên món ăn đặc biệt này, đó chính là những chiếc bánh trung thu. Được làm từ lớp vỏ mỏng bằng bột mì, tuy không có nhiều hương vị. Nhưng bên trong có nhiều loại nhân khác nhau như: Đậu xanh, trứng, gà quay,… Ngày nay, bánh được biến tấu nhiều hơn tùy vào sự mới lạ và sở thích của mỗi người.

Bánh Trung Thu nướng
Bánh Trung Thu nướng

Xôi cốm, chả cốm

Cốm là món ăn đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Với hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng trong không khí. Được làm gió mang đi xung quanh khi bạn mở nắp. Ngoài ra, với các hạt cốm xanh mướt, ngọt dẻo lưu giữ được nét đẹp truyền thống, kí ức của Hà Nội xưa. Có thể dùng cốm trong ngày Lễ Đoàn Viên này.

Thịt heo quay

Thịt heo quay là một trong những món ăn đặc trưng và quen thuộc được khá nhiều người thưởng thức vào dịp này. Thịt lợn phải đảm bảo các yếu tố sau: Lớp da màu vàng hoặc đỏ, lớp mỡ mềm không quá bỡ, miếng thịt săn chắc. Khi cắn vào độ giòn của da sẽ hòa quyện với độ dai của miếng thịt thơm ngon. Nếu bạn có nhu cầu mua heo quay hãy ghé ngay Heo sữa quay Lê Trần.

Heo sữa quay
Heo sữa quay

Canh khoai môn

Với quan niệm của người xưa cho rằng: Ăn canh khoai môn sẽ giúp tiêu diệt cái ác, hướng thiện. Vì lẽ đó trên mâm cỗ tết trung thu tết đoàn viên không thể thiếu món canh này. Đồng thời mong sẽ xua đuổi tà vân và mong có vụ mùa bội thu hơn năm trước.

Kết luận

Qua bài viết về Tết Đoàn Viên là gì, Lê Trần hi vọng đã biết nhiều hơn về ý nghĩa ngày lễ này của các nước Châu Á khác. Đồng thời biết được một số món ăn ngon có trong mâm cỗ ngày Trung Thu. Chúc gia đình bạn có một dịp lễ an nhiên và nhiều niềm vui. Mọi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua: 0964640440 – 0332999779.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Ngày quốc tế thiếu nhi ý nghĩa: Lời chúc và những món quà tốt đẹp cho bé

Cách làm bánh trung thu thập cẩm và nhân trứng muối tại nhà

Trả lời