Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu ngày rằm tháng 8 âm lịch

Trung thu hay còn có tên gọi khác là Tết Đoàn Viên, đây là dịp vào tháng 8 âm lịch hằng năm. Theo truyền thống lúc này các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau ăn bánh trung thu, thưởng trà. Còn trẻ nhỏ sẽ phá cỗ, chơi lồng đèn đã trở thành nét văn hóa ý nghĩa. Nhưng ngày nay không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa Tết Trung Thu như nào. Hãy cùng Lê Trần tìm hiểu thông tin về ngày tết đặc biệt này.

Sự tích về Tết Trung Thu- Tết thiếu nhi

Theo các nguồn thông tin tổng hợp, vào đầu thế kỷ thứ XIII (713-755) thời nhà Đường bên Trung Quốc. Cụ thể là thời vua Đường Minh Hoàng, đã có tục vui Tết Trung thu. Chuyện kể rằng Vua đang dạo chơi vườn Ngự Uyển trong đêm rằm tháng 8. Vào thời điểm này trong năm trăng rất tròn và sáng. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp Đạo sĩ Diệp Pháp Thiện, có thể đưa Nhà vua lên cung trăng. Ở đó, cảnh vật và mọi thứ đều đẹp đẽ, vì vậy Vua hân hoan tận hưởng, du dương với âm thanh, ánh sáng huyền diệu. Các tiên nữ thướt tha trong tà áo xinh tươi múa hát. Làm cho Nhà vua quên hết thời gian, lúc này Đạo sĩ nhắc thì ngài mới về. Nhưng trong lòng vẫn luyến tiếc.

ý Nghĩa Tết Trung Thu
Trung Thu bắt nguồn từ thời Đường

Khi về tới cung, vì luyến tiếc khung cảnh tiên bồng vừa rồi nên đã cho chế ra ca khúc Khúc Nghê Thường Vũ Y. Và cứ đến đêm rằm tháng 8, lại cho người dân tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Lúc đó Vua cùng Hoàng hậu uống rượu, thưởng thức bánh cùng các quần thần. Xem các cung nữ múa hát nhằm kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Từ đó, việc tổ chức trung thu và bày tiệc trong ngày rằm tháng Tám đã trở thành phong tục tốt đẹp. Về sau nguồn gốc Tết Trung Thu được lan rộng ra các nước láng giềng và các thuộc địa của Trung Hoa. 

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu Việt Nam

Ở Việt Nam, sử sách không nói rõ từ thời điểm nào bắt nguồn Tết Trung Thu. Chỉ biết rằng, trong sử sách mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch các khu chợ đã trưng bày nhiều mặt hàng mang nhiều màu sắc. Các loại lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo và đặc biệt là bánh trung thu. Thời điểm này có nhiều người qua lại, đông như hội. Hơn hết, các loại đồ chơi, đồ trang trí, bánh kẹo và các loại mặt nạ của các vị thần, lân, sư tử….

ý Nghĩa Tết Trung Thu
Trung thu là Tết Đoàn Viên

Ở Việt Nam, trong cuốn sách “ Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính. Ý nghĩa Tết Trung Thu được diễn tả như sau: Ban ngày bày cỗ cúng gia tiên, tối đến làm cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ dùng bánh mặt trăng, và dùng nhiều loại bánh trái hoa quả, nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi tài khéo léo bằng cách gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia. Nặn bột làm hình con tôm, con cá coi cũng đẹp.

Tết Trung Thu hằng năm vào ngày nào

Ngày lễ Trung Thu thường diễn ra theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm, cụ thể là ngày 15/8 âm lịch. Sau khi đã trải qua một tháng 7 âm lịch u ám, vì đây được gọi là tháng cô hồn. Thì tháng 8 sẽ như một khởi đầu mới, lúc này mọi người tổ chức ăn mừng, bàn những chuyện tốt đẹp, vui vẻ. Quan tâm, chăm sóc cho con trẻ, cầu mong chúng có một tương lai tươi đẹp hơn, tránh xa các điều xấu. Lễ Trung Thu ngày mấy năm 2022, câu trả lời là Thứ Bảy, 10 tháng 9 năm 2022.

Lễ Trung Thu
Bánh trung thu và trà

Ý nghĩa tết Trung thu với trẻ em và người lớn

Ý nghĩa Tết Trung Thu với trẻ nhỏ

Hiện nay với cuộc sống hiện đại, ý nghĩa Tết Đoàn Viên không còn là một dịp đặc biệt và nhiều niềm vui như lúc xưa. Các bé có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ, ông bà cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thỏa thích.

Ngày xưa, dịp Trung Thu trẻ em có dịp được tụ tập và học bài hát tết trung thu: “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú. Lời bài hát như sau: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay; Em múa ca trong ánh trăng rằm; Đèn kéo quân với đèn cá trắm; Đèn thiên nga với Đèn bươm bướm; Em rước đèn này đến cung trăng…”

Lễ Trung Thu
Trẻ em rước đèn ông sao

Tết Trung Thu với người lớn

Đối với người lớn, thanh niên trai tráng ý nghĩa Tết Trung Thu mọi người sẽ tổ chức hát trống quân trong dịp này. Điệu hát trống theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát để hát trong những đêm trăng rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa vui chơi, vừa để kén chọn bạn đời. Hơn nữa, người ta có thể dùng những bài thơ làm theo thể lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tết Đoàn Viên của người lớn là để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà thưởng  trăng rằm vào giữa trời Thu. Nhưng hiện nay không còn được như xưa vì cuộc sống hối hả và hiện đại. Mọi người dần đánh mất những nét phong tục đẹp này.

Lý giải về các phong tục, lễ trong dịp Trung Thu

Tục ngắm trăng

Vào dịp Tết thiếu nhi, theo phong tục người dân sẽ ra ngoài sân ngắm vẻ đẹp của trăng tròn. Khoảnh khắc trăng lên cao, sáng vời vợi vô cùng thiêng liêng với nhiều người. Ánh trăng là sự biểu hiện của sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau. Đồng thời, với Việt Nam chúng ta là nền văn hóa lúa nước. Vào ngày rằm tháng 8 là lúc trời đẹp nhất, khí hậu rất mát mẻ, ánh trăng soi rõ. Vì vậy có thể ngắm rõ cảnh vật và hòa mình vào đất trời. Dưới ánh trăng sáng ông bà, cha mẹ sẽ kể về giai thoại chú Cuội, nguồn gốc cây đa cho con mình nghe.

Nguồn Gốc Tết Trung Thu
Ngắm trăng ngày rằm tháng 8

Tục chơi lồng đèn 

Tết Trung Thu điều không thể thiếu là hình ảnh chiếc lồng đèn mang nhiều hình dạng và màu sắc rực rỡ. Đối với người gốc Hoa, việc treo lồng đèn trước cửa nhà tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số nơi lại làm thành các dạng đèn hoa đăng thả trôi bờ sông. Sau khi nguyện ước sẽ thả để mang lời cầu đi xa. Ngoài ra, một số nơi có dùng lồng đèn Khổng Minh có kích thước lớn. Và viết lời cầu mong vào trong lồng đèn cho đèn bay lên trời. Từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu tới vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu thường làm cho trẻ em chơi là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng những con vật, cây cối xung quanh như: Bông hóa, cá, gấu, ông sao…vô cùng xinh đẹp, sáng rực đêm trung thu.

Tục múa lân

Lễ múa lân thường được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa lân bao gồm một người đội chiếc đầu lân (Ông Địa) chỉ huy cả đội múa và Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành và may mắn đến với mọi nhà.

Nguồn Gốc Tết Trung Thu
Múa lân và rước đèn

Tục phá cổ, ăn bánh trung thu

Vào dịp Trung Thu mỗi gia đình đều bày một mâm cỗ với đầy đủ các loại bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa hấu… Và tùy vào những gia đình khác nhau sẽ có những loại khác nhau. Lúc ánh trăng lên đỉnh đầu là lúc mọi người phá cổ và thưởng thức các vị bánh. Mâm cỗ Trung Thu là để cúng trăng, trời đất mong cầu một cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình. 

Lời kết

Trên đây là ý nghĩa Tết Trung Thu mà Lê Trần đã tổng hợp thông tin. Hi vọng mọi người biết thêm thông tin và gìn giữ nét đẹp ngày truyền thống này. Giữ gìn cho con cháu mai sau, thế hệ trẻ còn nhớ đến ngày Tết Đoàn Viên. Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua số: 0964640440 – 0332999779

>>>Xem thêm:

Ngày quốc tế thiếu nhi ý nghĩa: Lời chúc và những món quà tốt đẹp cho bé

Tết đoàn viên là gì? Các món ăn đặc trưng cần có trong Tết Trung Thu

Cách làm bánh trung thu thập cẩm và nhân trứng muối tại nhà

Trả lời